Chào bạn,
Sau quá trình tìm hiểu về đầu tư chứng khoán, có thể bạn sẽ luôn có một thắc mắc đó là các nhà đầu tư lớn như Warren Buffett, Benjamin Graham, Peter Lynch,… sử dụng chiến lược đầu tư như thế nào để khiến họ trở nên giàu có như hôm nay.
Chiến lược đầu tư chứng khoán đúng đắn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của bạn. Nhà đầu tư trên thị trường hiểu rằng: chiến lược đầu tư chiếm hơn 50% thành công, phần còn lại là phân bổ, tài sản và lựa chọn.
Trong bài viết hôm nay, Hương sẽ chia sẻ cho bạn về 3 chiến lược đầu tư chứng khoán giúp bạn đánh bại thị trường mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải biết và hiểu về nó. Và để thành công, nhất định phải vận dụng nó thành thạo, thông minh.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Chiến lược đầu tư chứng khoán là gì?
Theo Wikipedia,
Chiến lược đầu tư là một bộ quy tắc, hành vi hoặc thủ tục được thiết kế để hướng dẫn lựa chọn danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Các cá nhân có các mục tiêu lợi nhuận khác nhau và các kỹ năng cá nhân khác nhau sẽ có các chiến thuật và chiến lược khác nhau. Một số lựa chọn liên quan đến sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Hầu hết các nhà đầu tư thường rơi vào một nơi nào đó ở giữa, chấp nhận một số rủi ro cho kỳ vọng lợi nhuận cao hơn.
Chiến lược đầu tư chứng khoán.
Có những chiến lược đầu tư nào?
Có rất nhiều chiến lược đầu tư chứng khoán khác nhau với những chiến thuật đầu tư khác nhau, mang lại các kết quả đầu tư khác nhau và tiềm ẩn những rủi ro khác nhau.
Dưới đây là 10 chiến lược đầu tư chứng khoán thường gặp:
- Không có chiến lược
- Chiến lược đầu tư chủ động
- Chiến lược đầu tư thụ động
- Giao dịch theo động lượng
- Mua và giữ
- Chiến lược ngắn hạn
- Chỉ số hóa
- Giao dịch theo cặp
- Chiến lược đầu tư trái ngược
- Chiến lược đầu tư giá trị (Value Investing)
- Chiến lược đầu tư cổ tức (Dividend Investing)
- Chiến lược đầu tư tăng trưởng (Growth Investing)
- …
Đọc thêm:
3 Chiến lược đầu tư chứng khoán đánh bại mọi thị trường
Tại bài viết này, Hương sẽ chia sẻ chi tiết về 3 chiến lược đầu tư chứng khoán được nhiều nhà đầu tư nổi tiếng áp dụng nhất đó là: Value Investing, Dividend Investing và Growth Investing.
Tuy nhiên, trước tiên bạn hãy xem hình ảnh dưới đây để biết về vòng đời của một doanh nghiệp trước nhé.
1. Chiến lược Dividend Investing
Đây là chiến lược đầu tư vào cổ phiếu công ty có dự báo trả cổ tức trong tương lai. Tại các bài viết trước, Hương đã chia sẻ đến bạn, khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, họ sẽ giữ lại một phần để tái đầu tư, một phần chia cho các cổ đông. Phần lợi nhuận chia ra đó được gọi là cổ tức.
Khi sử dụng chiến lược Dividend Investing này tức là bạn đang đầu tư để thu được khoản cổ tức vào mỗi kỳ chia cổ tức của công ty, thường là hàng năm hoặc hằng quý.
Do vậy, khi sử dụng chiến lược này, thì công ty bạn cần nhắm tới là những không đi đã qua giai đoạn phát triển và đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nghĩa là, bạn có thể dự đoán được cổ tức tương lai được nhận trong thời gian gần, và biến động về phần cổ tức này là rất ít.
1.1. Ưu điểm của chiến lược Dividend Investing
- Bạn sẽ sở hữu nguồn thu nhập thụ động, đều đặn
- Thu nhập định kỳ và ổn định, biên độ biến động không lớn
- Thoải mái về mặt tinh thần
- Rủi ro thấp
1.2. Nhược điểm của chiến lược Dividend Investing
- Thêm thu nhập thêm thuế (5% thuế TNCN)
- Giá trị công ty tăng trưởng chậm (đã qua giai đoạn phát triển bứt phá trước đó).
- Giá cổ phiếu mua vào thường cao
- Lợi nhuận đầu tư phụ thuộc lớn vào cổ tức định kỳ
1.3. Các công ty thỏa mãn chiến lược này
Với chiến lược này, bạn chỉ cần để mắt tới các công ty lớn, đã có chỗ đứng trên thị trường, hoạt động ổn định.
Ví dụ như: FPT, MSN, VIC, VJC, PLX, MWG,…
Nếu bạn là nhà đầu tư mới, chưa có quá nhiều thông tin và kiến thức trên thị trường, bạn có thể bắt đầu với chiến lược đầu tư này.
Hữu ích cho bạn:
2. Chiến lược Growth Investing
Chiến lược này đòi hỏi nhà đầu tư tìm kiếm được các công ty đang phát triển, nhanh hơn thị trường (tức là biết trước cả thị trường). Chiến lược này tập trung vào tiềm năng phát triển của một công ty trong tương lai.
Làm sao để tìm ra được những công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai?
Bạn có thể dựa vào các chỉ số để phân tích như sau:
2.1. Chỉ số EPS
EPS là viết tắt của Earning Per Share, đây là một chỉ số đại diện cho lợi nhuận của công ty trên tổng số cổ phiếu mà công ty đó phát hành.
EPS là chỉ số thể hiện cho sự kiếm lời của một doanh nghiệp. EPS là chỉ số quan trọng duy nhất trong việc tính giá cổ phiếu. Đây cũng là bộ phận trọng trong việc cấu thành nên chỉ số P/E. Chỉ số EPS càng cao thì công ty hoạt động càng hiệu quả.
2.2 Chỉ số P/E
Quay lại với chỉ số P/E (Price to Earning) công thức tính P/E như sau:
P/E = Giá cổ phiếu hiện tại/ EPS
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN
Giá thị trường là số tiền mà người ta sẵn sàng trả cho công ty A để được sở hữu cổ phần của công ty A. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào giao dịch mua bán của thị trường, giữa người mua và người bạn. Nó có thể vượt xa giá trị thực của cổ phiếu công ty.
Nói một cách đơn giản, chỉ số P/E thể hiện mức độ kỳ vọng của thị trường vào tiềm năng của công ty A. Chỉ số P/E đại điện cho việc các nhà đầu tư sẵn sàng trả gấp bao nhiêu lần so với tỷ suất lợi nhuận của công ty => Đại diện vào niềm tin của các nhà đầu tư vào tương lai của công ty.
2.3. Đặc điểm nổi bật của chiến lược Growth Investing
- Đầu tư vào các công ty có tiềm năng phát triển nhanh
- Đầu tư vào các công ty có quy mô nhỏ. Cơ hội từ một công ty nhỏ khi tăng trưởng có thể lên gấp 10 lần, 100 lần rất cao. Còn các công ty lớn đã ổn định sẵn rồi thì sự tăng trưởng “chóng mặt” sẽ rất khó xảy ra, gấp 2 – 3 lần đã là rất lớn rồi.
- Các công ty này thường có chỉ số P/E cao
- Để đánh giá tiền năng phát triển của các công ty trong chiến lược Growth Investing này, nhà đầu tư cần nhìn vào: Tốc độ tăng trưởng của công ty trong quá khứ, biên độ lợi nhuận của sản phẩm, lợi nhuận trên vốn ROE, phân tích tình hình thực tế của công ty, mô hình, sản phẩm kinh doanh, đội ngũ quản lý, có phương pháp quản lý rủi ro…
Đây là chiến lược “vận não” rất nhiều chứ không chỉ đơn giản nhìn vào 1 vài chỉ số để đánh giá.
Nhiều nhà đầu tư dựa vào các chỉ số P/E để đưa ra quyết định đầu tư và nghĩ rằng bản thân đang sử dụng chiến lược này. Tuy nhiên, nhà đầu tư chuyên nghiệp hiểu rằng, họ cần tìm ra và xuống tiền đầu tư cho các công ty này trước cả khi thị trường nhận ra tiềm năng phát triển của công ty, và đẩy chỉ số P/E lên cao.
2.4. Các công ty thỏa mãn chiến lược này
- Thường đang trong giai đoạn xây dựng hoặc chuyển nhẹ sang giai đoạn phát triển, kiểu như Start – up giống như trên Shark Tank vậy đó. Thậm chí là chưa lên sàn.
- Các công ty chưa được thị trường quan tâm đến. Mặc dù vậy các công ty này phải được nhà đầu tư đánh giá cao về tiềm năng phát triển trong tương lai nhưng chưa được thị trường (đám đông) biết tới.
- Đầu tư theo chiến lược này đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu rất kỹ, thậm chí là rất lâu về nó. Có thể phải dành vài năm để quan sát và đánh giá được tiềm năng của những công ty này.
Đọc thêm: Trader và Investor là gì? Hướng đi nào tốt hơn cho bạn?
3. Chiến lược Value Investing
Đây là chiến lược đầu từ mà Warren Buffett, Benjamin Graham sử dụng.
3.1. Đặc điểm của chiến lược Value Investing
Khi một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán, khi đó giá cổ phiếu của nó được quyết định bởi thị trường.
Phần này Hương đã chia sẻ và lấy ví dụ rất kỹ tại bài viết: 10 khái niệm cơ bản về chứng khoán không thể bỏ qua trước đây rồi. Bạn nên đọc lại bài viết này nhé!
Nghĩa là giá cổ phiếu sẽ được dựa trên cung và cầu của thị trường chứ không còn phụ thuộc vào giá trị thực của công ty nữa.
Ví dụ, khi nhiều người đổ xô vào mua một cổ phiếu nào đó, nhiều người mua hơn người bán (cầu > cung), khi đó giá cổ phiếu sẽ đẩy lên cao. Ngược lại nếu nhiều người đổ xô bán một cổ phiếu nào đó, người bán nhiều hơn người mua (cầu < cung) thì giá cổ phiếu sẽ bị đẩy xuống thấp.
Đây là mấu chốt tạo lên chiến lược Value Investing này.
- Growth Investing sẽ tập trung vào câu hỏi: Liệu công ty này sẽ tăng trưởng bao nhiêu % trong tương lai?
- Value Investing sẽ tập trung vào câu hỏi: Giá trị của công ty là bao nhiêu? Liệu giá cổ phiếu đang bán có thấp hơn giá trị thực của công ty hay không?
3.2. Chiến lược này phù hợp với bạn không?
- Nếu bạn có sẵn khoản vốn ổn định 2 – 3 năm không cần dùng tới.
- Nếu bạn là một người cẩn trọng và tỉ mỉ
- Nếu bạn thích sự an toàn
- Nếu bạn không có nhiều thời gian quan sát thị trường, ngắm bảng điện tử hàng ngày
- Nếu bạn muốn kê cao gối ngủ mỗi đêm sau khi xuống tiền đầu tư
Thi chiến lược Value Investing chính là chiến lược đầu tư chứng khoán dành cho bạn.
3.3. Để áp dụng được chiến lược đầu tư Value Investing, bạn cần…
- Phân biệt rõ khái niệm giá và giá trị. Đọc bài viết: Khái niệm giá thành – giá trị)
- Phân biệt giá trị nội tại, giá trị sổ sách, giá trị thị trường
- Tìm được cổ phiếu đầu tư giá trị: công ty có sản phẩm bạn yêu thích, các công ty đang có thông tin tiêu cực, sử dụng bộ lọc cổ phiếu…
- Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp: sản phẩm, hệ thống, ban lãnh đạo, báo cáo nghiên cứu ngành, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,…
Chi tiết về chiến lược này, Hương sẽ chia sẻ tại một bài viết khác tại Blog Phụ Nữ Tự Do nhé. Theo dõi thường xuyên để đọc bài viết mới nhất.
Hương đang sử dụng chiến lược đầu tư chứng khoán nào?
Hiện nay, phân bổ đầu tư của Hương đang tập trung chủ yếu vào Dividend Investing. Phần còn lại là Value Investing.
Tất nhiên, Hương cũng muốn sử dụng chiến lược Growth Investing và Value Investing là chủ yếu để tham gia vào thị trường. Tuy nhiên những chiến lược này cần rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm nên giờ Hương có thể chậm một chút để từ từ học hỏi và tích lũy.
Với thị trường chứng khoán, bạn không nên quá nóng vội, mọi thứ cần được cân nhắc và thẩm định, nếu không bạn sẽ lao vào thị trường với tâm thế “đánh bạc” lúc nào không biết.
Chúng ta từ từ nghiên cứu, đầu tư và thích lũy kinh nghiệm. Gặp bạn thường xuyên hơn tại chuyên mục Đầu tư chứng khoán tại Blog Phụ Nữ Tự Do nhé!
Nếu bạn hoang mang không biết nghiên cứu từ đâu thì hãy bắt đầu với những cụm từ sau:
- Thuật ngữ trong thị trường chứng khoán
- Cách thị trường chứng khoán vận hành
- Cách đọc báo cáo tài chính
- Cách định giá doanh nghiệp
Đọc thêm:
Tạm thời ngần đó trước đã là bạn có thể bắt đầu với chiến lược Dividend Investing rồi. Học một chút mỗi ngày, đầu tư nhỏ để từ từ tích lũy kinh nghiệm trước khi bỏ vốn lớn vào thị trường.
Như bạn biết đó, hiện nay Hương đã đầu tư chủ yếu tại ứng dụng Infina – một sản phẩm của công ty Real Steak Fintech. Bạn có thể đầu tư với số vốn nhỏ chỉ từ 100.000 đồng, rất thuận tiện cho những nhà đầu tư giao dịch, đặc biệt đối với phụ nữ có số vốn nhỏ hoặc mới tham gia vào thị trường.
Có thể bạn sẽ tưởng tượng được 100.000 đồng có thể sinh lãi 6 nghìn, 7 nghìn sau 1 năm để trong ngân hàng nhưng nếu tham gia vào đầu tư từ hôm nay, số lãi sinh ra có thể là gấp đôi, gấp ba, thậm chí 10 năm sau là một con số hoàn toàn bạn khó tưởng tượng. Để đạt được giấc mơ tự do và làm chủ tài chính, hãy bắt đầu xây dựng những nguồn thu nhập thụ động ngay từ hôm nay.
Tải ứng dụng tại đây để 2 chúng ta cùng nhận quà nhé:
Hữu ích cho bạn:
Tổng kết
Trên đây là 3 chiến lược đầu tư chứng khoán được các nhà đầu tư lão luyện sử dụng để chiến thắng thị trường đầy biến động.
Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp thêm kiến thức đầu tư hữu ích dành cho bạn, giúp bạn nhìn nhận rõ ràng đường hướng và chiến thuật đầu tư của mình. Nâng cao lợi nhuận và quản trị rủi ro.
Hữu ích dành cho bạn:
Bạn thích nhất chiến lược nào trong 3 chiến lược ở trên? Để lại chia sẻ dưới bình luận của mình nhé!
Đừng quên rằng…!
Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:
- Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
- Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
- Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng
Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.
Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!
Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.
Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!
Hoặc,
Số tài khoản: 19037057180015
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương
Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.
Bạn đang áp dụng chiến lược đầu tư nào?