Chào cô gái,
Vài ngày gần đây, câu hỏi “Có nên tiết kiệm tiền không?” xuất hiện liên tục ở những nơi Hương tới. Hương luôn có sẵn câu trả lời cho câu hỏi này và luôn chắc nịch với câu trả lời đó suốt bao năm qua. Hương đã nghĩ đây là câu hỏi mà bất cứ ai cũng sẽ trả lời giống nhau, nhưng có lẽ không phải?
Bởi nếu có chung một đáp án như 1+1=2 thì liệu rằng có còn gây thắc mắc với nhiều người đến vậy?
Rõ ràng, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề Có nên tiết kiệm tiền không? đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Cho nên nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời như là:
- Có nên tiết kiệm tiền không?
- Nên YOLO (You only live once) hay nên tiết kiệm?
- Tiết kiệm tiền như thế nào?
- Tiết kiệm tiền để làm gì?
- Cách tiết kiệm tiền thông minh cho phụ nữ?
- Cách tiết kiệm tiền cho người có thu nhập thấp?
- Tiết kiệm bao nhiêu tiền là đủ?
- Khi nào nên tiết kiệm tiền?
- Tiết kiệm tiền có giúp chúng ta giàu có?
- Tại sao phải tiết kiệm tiền khi con trẻ?
- …
Và có mặt ở bài viết này, thì có lẽ bạn sẽ muốn ở lâu hơn với nó. Bởi bài viết: Có nên tiết kiệm tiền không? Hay Yolo mà sống? Hương sẽ cho bạn câu trả lời thích đáng.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Có nên tiết kiệm tiền không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu xem các quản điểm khác nhau về tiết kiệm và mục đích người ta tiết kiệm để làm gì nhé!
Thế giới có 3 loại người…!
Thật kỳ lạ, gần đây xung quanh Hương liên tục xuất hiện chủ đề liên quan tới tiết kiệm tiền. Đây là sự ngẫu nhiên hay một tín hiệu nhỉ?
Bỏ qua chuyện đó, nói vào chuyện chính.
Gần đây, Hương đang đọc cuốn sách “Tâm lý học về tiền” – tác giả Morgan Housel. Đây là một trong 10 cuốn sách nằm trong danh sách: Sách tài chính sẽ đọc trong năm 2022 mà Hương có nhắc tới trong bài viết: 10 sự thật về tiền được tiết lộ trong cuốn sách Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng, viết cách đây không lâu.
Trong cuốn sách tác giả có chia sẻ như sau:
“Vượt qua một mức độ thu nhập nhất định thì con người rơi vào ba nhóm: Những người tiết kiệm, những người không nghĩ rằng họ có thể tiết kiệm và những người không nghĩ rằng họ cần tiết kiệm”
Trích sách: Tâm lý học về tiền – tác giả Morgan Housel.
Và tương ứng với 3 nhóm người này dễ dàng biết được đáp án của họ với câu hỏi: Có nên tiết kiệm tiền không?
“Khi bạn định nghĩa tiết kiệm là khoảng trống giữa cái tôi và nguồn thu nhập của bạn thì bạn sẽ nhận ra rằng tại sao quá nhiều người với mức thu nhập đáng kể lại tiết kiệm được ít đến thế. Thật là chật vật và đi ngược lại bản năng khi hằng ngày bạn phải cố gắng khoe mẽ đến mức tối đa và bắt kịp với những người khác cũng đang làm điều tương tự.
Những người có thành công tài chính cá nhân lâu bền – không nhất thiết phải là những người có nguồn thu nhập cao – thường có xu hướng không mảy may quan tâm đến điều những người khác nghĩ về họ.”
Trích sách: Tâm lý học về tiền – tác giả Morgan Housel.
Hương không nghĩ sẽ cần giải thích gì nhiều về 3 loại nhóm người này bởi nó thể hiện rất rõ trên chính cái tên đại diện cho nhóm mà họ thuộc vào.
Câu hỏi dành cho bạn là: Bạn thuộc nhóm người nào trong 3 nhóm trên?
Có lẽ câu trả lời cho câu hỏi trên chưa đủ để giải quyết vấn đề đặt ra cho câu hỏi chúng ta muốn lý giải “Có nên tiết kiệm tiền hay không?” nhưng nó sẽ là căn cứ để bạn biết vì sao người ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi đó.
Và phần tiếp theo đây sẽ lý giải cho bạn vì sao có 3 nhóm người kể trên?
Tiết kiệm để làm gì? 4 cấp độ tiết kiệm của con người
Một lần nữa Hương phải kể đến một sự tình cờ khác khi lên Youtube chờ Shark Tank Việt Nam lên sóng, Hương đã được nghe anh Hiếu Nguyễn chia sẻ về chủ đề: Tự do tài chính và 4 cấp độ của tiết kiệm (xem tại đây). Một thông tin thú vị nữa được Hương tìm thấy và Hương sẽ chia sẻ cho bạn tại bài viết này.
Để trả lời cho câu hỏi, có nên tiết kiệm tiền không? chúng ta sẽ trả lời trước cho câu hỏi: Tiết kiệm tiền để làm gì?
Bốn cấp độ tiết kiệm giải thích cho lý do mà thế giới sẽ luôn có những người miệt mài tiết kiệm và có người thì không bao giờ giữ lại lấy một đồng. Trong những người miệt mài tiết kiệm đó sẽ luôn có một số nhỏ sẽ trở nên giàu có, số còn lại thì không?
Thật kỳ lạ. Vậy 4 cấp độ tiết kiệm đó là gì?
1. Không tiết kiệm gì cả
Dễ dàng có thể thấy được, đây là những gì mà nhóm người nghĩ rằng họ không cần tiết kiệm hành động hoặc nhóm người nghĩ rằng họ không có khả năng để tiết kiệm.
Bạn có hành động như vậy không? Hương thì đã từng hành động như vậy rồi. Sống và ăn chơi “hết mình” đến “hết tiền” luôn. Và chưa từng có khái niệm “tiết kiệm” trong đầu.
Thú thật là vào khi đó, nếu ai đó nói với Hương rằng họ đang tiết kiệm, có lẽ điều Hương dành cho họ không phải sự ngưỡng mộ mà là sự “coi thường”. Hương từng nghĩ: nhưng kẻ suốt ngày chỉ lo tiết kiệm thật là những kẻ bủn xỉn.
Giờ ngồi nghĩ lại thì quả thực: Ôi, tự xấu hổ thay cho những suy nghĩ ấy!
Không biết bạn có từng trả qua khoảng thời gian giống như Hương không? Yolo hết mình, làm được đồng nào tiêu hết đồng đó. Hoặc từng rất muốn tiết kiệm nhưng xui thay, tiêu hết tiền rồi nên cuối cùng không để ra được đồng tiết kiệm nào cả.
Nó giống như trong kế hoạch chi tiêu cá nhân của bạn, bạn phân bổ 100% số tiền kiếm được vào quỹ thiết yếu vậy đó.
Cuộc sống thì vẫn diễn ra vui vẻ, hết mình chỉ là khi có những khủng hoảng, biến cố xảy đến thì mọi sự lựa chọn dường như bị rút ngắn.
- Ví dụ như, bỗng một ngày phải nhập viện cấp cứu?
- Ví dụ như, bỗng một ngày muốn nhảy việc?
- Ví dụ như, bỗng một ngày muốn đổi điện thoại?
- Ví dụ như, bỗng một ngày muốn đăng ký một khóa học nâng cao?
- Ví dụ như, bỗng một ngày cơ hội đầu tư đến?
- Ví dụ như, bỗng một ngày thật nghiệp?
- Ví dụ như, bỗng một ngày nguồn thu nhập duy nhất bị gián đoạn?
- Ví dụ như,…
Ôi, đó là tất cả những gì Hương đã từng gặp phải và Hương thấu hiểu đến tận tâm can mình rằng: Không tiết kiệm gì cả thật là ngu ngốc.
Liệu bạn từng nghĩ thảm kịch như vậy sẽ diễn ra với mình hay không? Hương thật sự cầu mong nó sẽ không diễn ra với bạn, bởi nó khủng khiếp biết chừng nào!
Đọc thêm: 10 sai lầm trong quản lý tiền bạc của phụ nữ cần loại bỏ NGAY LẬP TỨC
2. Tiết kiệm để chi tiêu
Thế giới có một loại người không nghĩ rằng họ có thể tiết kiệm. Thật kỳ lạ!
Nhưng,
- Cô gái ấy lại có thể nhịn ăn, nhịn mặc để gom tiền đổi điện thoại.
- Cô gái ấy có thể bóp mồm bóp miệng sống kham khổ vài tháng để có tiền đi du lịch.
- Cô gái có thể chấp nhận ăn mỳ gói cả tháng vì đôi giày hiệu mới ra, hoặc chiếc túi hot trend gây bão mạng xã hội.
- …
Thực ra họ đã đạt được một cấp độ trong tiết kiệm – cấp độ số 2.
- Một vài cô gái khác tiết kiệm trong vài tháng để có thể đăng ký một gói tập Gym.
- Một số khác tiết kiệm để đổi chiếc laptop nặng chịch và chậm rền.
- Một số thì tiết kiệm để đăng ký một khóa học năng cao chuyên môn.
- …
Tất cả họ đều thức hiện hoạt động tiết kiệm.
Và chúng ta gọi cấp độ này là Tiết kiệm để chi tiêu. Đây là khoản tiết kiệm được thực hiện trong thời gian ngắn hạn, có tác động tâm lý rất lớn tới người thức hiện. Thậm chí họ sẵn sàng cắt giảm một mức chi tiêu khá lớn để đạt được mục tiêu tiết kiệm này.
Nếu bạn để ý trong kế hoạch quản lý chi tiêu với 4 quỹ tài chính, Hương đã hướng dẫn bạn chia tiền vào quỹ Kế hoạch ngắn hạn. Đây cũng chính là quỹ thực hiện vai trò “Tiết kiệm để chi tiêu” trong kế hoạch ngắn hạn của bạn.
Chỉ một điều duy nhất được hướng dẫn khi sử dụng quỹ “Kế hoạch ngắn hạn” này đó là mục đích chi tiền. Quỹ này nhắm thực hiện những kế hoạch trong ngắn hạn giúp cuộc sống của bạn trở nên tích cực và vui vẻ.
Nếu bỏ qua mục đích chi tiêu này, có thể bạn sẽ sa đà vào những khoản chi lãng phí trong bảng theo dõi thu chi cá nhân của mình.
À, thực ra nếu bạn tiết kiệm tiền trong vài năm để mua một căn nhà trả góp, sau đó dọn vào đó ở và biến căn nhà thành một tiêu sản thì khoản tiết kiệm này vẫn sẽ xếp vào hoạt động: Tiết kiệm để chi tiêu nhé.
Không thể bỏ qua:
3. Tiết kiệm để dự phòng
Đến một độ tuổi nào đó, dường như ai cũng hiểu ra rằng họ cần có một khoản tiền phòng thân. Đây là lý do mà cụm từ “Tiết kiệm” có đến 58,4 triệu kết quả tìm kiếm trên Google.
Tiết kiệm để dự phòng là hoạt động mà Quỹ dự phòng đang đảm nhận trách nhiệm trong kế hoạch quản lý chi tiêu với 4 quỹ tài chính mà Hương từng hướng dẫn bạn trong những bài viết trước.
Dự phòng cho mình một khoản tiền khoảng 6 đến 12 tháng thu nhập sẽ khiến bạn an tâm hơn trong công việc cũng như cuộc sống. Có thể khoản tiền này bạn sẽ cất trong két, gửi trong ngân hàng hoặc tích lũy ở một dịch vụ tài chính nào đó.
Bạn chẳng hề muốn động vào nó chút nào, bởi bạn biết chỉ khi “bất khả kháng” thì mới là lúc quỹ dự phòng này nên “ra mặt”.
Thế nhưng, dù không trực tiếp “ra mặt” giải quyết vấn đề thì quỹ dự phòng vấn luôn thể hiện một vai trò ít ai chối bỏ được là:
- Bạn sẽ có can đảm để “bật sếp” hơn khi có trong tài khoản một quỹ dự phòng kha khá.
- Bạn cũng sẽ mạnh dạn hơn trong những quyết định mang tính ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của mình.
- Bạn càng có cảm giác có chỗ dựa hơn bất cứ lúc nào khi bạn gặp phải sự cố bất ngờ trong cuộc sống, đặc biết liên quan tới vấn đề sức khỏe.
- Và đôi khi, bạn sẽ muốn đá văng thằng cha hách dịch nào đó khi hẳn tỏ vẻ “anh có tiền anh có quyền” với bạn.
Hương có dịp trải nghiệm qua hết những cung bậc cảm xúc đó rồi. Đây thật sự là những gì mà muốn nếm trải thay vì gồng mình mặc cho bị sếp sai khiến, bức ép hoặc hoảng hốt bất an khi bất ngờ phải nhập viện với một chiếc ví trống rỗng tội nghiệp.
Chào mừng bạn bước vào thế giới của những người sống chủ động.
Đọc thêm:
4. Tiết kiệm để đầu tư
Bạn còn nhớ lý do Hương từng chia sẻ vì sao khi lập kế hoạch quản lý chi tiêu với 4 quỹ tài chính, nhất định phải có quỹ đầu tư không?
Một điểm chung của tất cả tỷ phú, triệu phú, những người làm chủ được tài chính của mình là họ đều thực hiện việc “Tiết kiệm để đầu tư”.
Và nếu bạn muốn kết quả giống như họ, không cách nào khác bạn cần làm theo họ “Tiết kiệm để đầu tư”. Đây không phải lần đầu tiên Hương nhắc tới điều này tại Blog Phụ Nữ Tự Do. Trong bài viết: Có những loại thu nhập nào?” Hương đã từng chia sẻ, cách duy nhất khiến bạn giàu có và làm chủ tài chính đó là biến thu nhập kiếm được thành thu nhập đầu tư hoặc thụ động.
Như bạn biết, thu nhập kiếm được là thu nhập từ việc đổi thời gian, sức lao động của bạn để lấy tiền. Trong khi, thời gian và sức lao động của con người là luôn có hạn. Bởi vậy thu nhập từ nguồn này cũng bị giới hạn theo.
Nếu muốn tự do và làm chủ tài chính, bạn cần sở hữu những nguồn thu nhập không bị phụ thuộc vào những nguồn lực có hạn, khiến chúng trở nên vô hạn.
Và đầu tư là đáp án giải quyết mọi vấn đề.
Nhiều người nghĩ rằng đâu tư là cần có thật nhiều tiền, phải giàu rồi mới đâu tư. Sự thật thì ngược lại, đầu tư xong mới giàu.
Hiện nay có rất nhiều công ty Fintech cho phép các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán với số vốn vô cùng nhỏ. Điều này giúp cho rất nhiều người có thể tích lũy và đầu tư ngay cả khi họ không có số vốn đủ lớn. Bạn thậm chí có thể đầu tư chứng khoán chỉ với 100.000 đồng với các ứng dụng đầu tư chứng khoán cho phép giao dịch lô lẻ.
Về đầu tư cái gì? đầu tư như thế nào Hương đã chia sẽ rất kỹ trong các bài viết tại chuyên mục: Đầu tư tài chính và Đầu tư chứng khoán. Bạn nhất định sẽ không muốn bỏ sót bất cứ bài viết nào trong 2 chuyên mục đó nếu cuộc sống tự do và làm chủ tài chính là mục tiêu của bạn.
Bởi vậy, hãy dàng thời gian đọc thật kỹ những chia sẻ và hướng dẫn chi tiết của Hương. Đồng thời, theo dõi Blog Phụ Nữ Tự Do thường xuyên để đọc thêm các hướng dẫn đầu tư khác nhé.
Không thể bỏ qua:
- Đầu tư gì với 10 triệu nhàn rỗi? 7 ý tưởng sinh lời hiệu quả dành cho phụ nữ
- Hướng dẫn đầu tư chứng khoán với số vốn nhỏ chỉ với 3 bước đơn giản tại Infina
Cách tiết kiệm tiền cho người có thu nhập thấp
Làm sao để tiết kiệm ngay cả khi có thu nhập thấp? Dưới đây là 10 mẹo nhỏ Hương dành cho bạn
- Tiết kiệm trước chi tiêu sau
- Chỉ 10% thu nhập mỗi tháng cũng làm nên chuyện lớn
- Theo dõi chi tiêu mỗi ngày
- Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hàng tháng
- Thoát khỏi nợ nần
- Xây dựng những thói quen tích cực
- Xóa bỏ thói quen tiêu cực
- Nâng cao chỉ số IQ tài chính cùng Blog Phụ Nữ Tự Do
- Đặt mục tiêu rõ ràng
- Hành động NGAY LẬP TỨC!
Chia sẻ chi tiết Hương hẹn các bạn ở một bài viết khác nhé! Theo dõi Blog Phụ Nữ Tự Do thường xuyên để cập nhật thông tin mới nhất.
Hữu ích cho bạn: Chi tiết 6 bước lên kế hoạch “nghỉ hưu sớm” ở tuổi 35
Tổng kết
Đến đây, có lẽ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên tiết kiệm tiền không?” rồi nhỉ?
Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã truyền thêm động lực hành động cho bạn. Giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về việc tiết kiệm cũng như giúp bạn hiểu được tầm quan trong của việc quản lý tài chính cá nhân đối với phụ nữ chúng ta.
Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi.
Hữu ích dành cho bạn:
Để lại comment nếu bài viết này hữu ích với bạn.
Chúc bạn một ngày tốt lành!
Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.
Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!
Hoặc,
Số tài khoản: 19037057180015
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương
Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.
Thật sự tò mò không biết các cô gái ghé vào Phụ Nữ Tự Do đang tiết kiệm ở cấp độ nào?