Hương học được gì từ cuốn sách Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày? – Hé lộ 4 bước Thanh lọc tài chính hiệu quả. PHẢI THỬ NGAY!

Chào cô gái,

Hôm nay Hương sẽ chia sẻ cho bạn một cuốn sách rất thú vị viết về tài chính cá nhân có tên: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày – tác giả Ashley Feinstein Gerstley.

Cùng xem những điều thú vị và hữu ích từ cuốn sách này là gì nhé!

Cuốn sách “Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày” này phù hợp với ai?

Bạn là ai trong số họ?

  • Muốn thay đổi cách chi tiêu của bản thân ngay bây giờ?
  • Thay đổi tư duy về tiền bạc?
  • Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?
  • Hoàn thành các mục tiêu tài chính cá nhân?
  • Muốn xây dựng thói quen tài chính tích cực?
  • Không còn sợ hãi khi đối mặt với tài chính cá nhân?
  • Thoát khỏi các rắc rối tài chính hiện có?
  • Xây dựng thói quen tích lũy dài hạn?

Nếu bạn có 1 trong những mong muốn giống họ, thì “Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày” là cuốn sách dành cho bạn. Hãy cầm nó trên tay và chúng ta cùng bắt đầu một bức tranh tài chính mới sáng sủa và nhiệm màu hơn nhé!

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày

Cuốn sách “Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày” dạy ta điều gì?

Cùng xem xét vấn đề tài chính ở Mỹ và ngẫm lại chính bản thân mình nhé:

Những con số biết nói…

  • Khảo sát Căng thẳng ở Mỹ năm 2017 của APA cho thấy 62% dân số căng thẳng vì vấn đề tiền bạc
  • Theo khảo sát của Cục dự trữ Liên Bang, gần một nửa người Mỹ (44%) không đủ 400 đô trong trường hợp khẩn cấp nếu không vay mượn hoặc bán đồ đạc. Số liệu thống kê này liên quan đến người trưởng thành ở mọi độ tuổi.
  • Theo khảo sát của GoBankingRate.com vào năm 2016, 34% người Mỹ nói rằng họ không có tiền tiết kiệm – tăng từ mức 28% vào năm 2015. Khảo sát này cũng cho thấy tỉ lệ người Mỹ có dưới 1000 đô tiền tiết kiệm đã nhảy vọt lên mức 69%.
  • Viện chính sách Kinh tế báo cáo rằng một nửa dân số Mỹ không có tiền để dưỡng già
  • Tỉ lệ nợ và nợ quá hạn (hay không trả nợ) đang tăng lên. Trung bình một hộ gia đình có nợ sinh viên khoảng 46.597 đô la, và trung bình một hộ gia đình có nợ tín dụng lên tới 15.654 đô la, theo nghiên cứu được thực hiện bởi NerdWallet.

Tin tốt là, mặc dù tình hình không mấy khả qua, nhưng chúng ta vẫn có thể thay đổi các con số thống kê này. Chúng ta có thể lật ngược toàn bộ thế cơ này và mở ra một con đường Thanh lọc Tài chính.

Với 30 ngày, bạn có thể làm gì để thay đổi bức tranh tài chính hiện tại của bản thân? Câu trả lời đó là: Hãy bắt đầu ngay hôm nay, tham gia vào bài tập Thanh lọc tài chính với 4 tuần cùng với những nhiệm vụ dưới đây.

Tuần 1. Thành lập nhật ký chi tiêu

Không ít lần trong các bài viết tại Blog Phụ Nữ Tự Do, Hương đã để cập tới việc ghi chép và theo dõi thu chi cá nhân nếu muốn bắt đầu thay đổi tình hình tài chính cá nhân.

Và Hương tin, ở trong cuốn sách này, bạn sẽ nhận thêm nhiều lời khuyên tương tự thế.

Việc ghi chép lại nhật ký chi tiêu sẽ cho phép bạn có những con số cụ thể để tìm hiểu và đánh giá cách bạn đang hành xử với tiền bạc và cuộc sống của bản thân như thế nào.

Bước 1. Tạo lập nhật ký chi tiêu

Ghi chép tất cả những khoản chi dù là nhỏ nhất vào một cuốn sổ tay, một bảng tính hoặc một ứng dụng điện thoại.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày

Bước 2. Phân loại các khoản chi này vào 3 nhóm gồm:

  • Nhóm 1: cần thiết/ bắt buộc/ thiết yếu
  • Nhóm 2: phí phạm/ tốn kém/ không cần thiết
  • Nhóm 3: không chắc

Bước 3. Đặt ra nguyên tắc cho tuần kế tiếp

  • Từ bỏ những mục chi ở nhóm 2 trong 7 ngày tới.
  • Mua mọi thứ bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ ghi nợ trong 7 ngày tiếp theo

Hữu ích cho bạn: Hướng dẫn theo dõi thu chi cá nhân hiệu quả với 3 bước đơn giản

Tuần 2. Phân chia hạnh phúc

Bước 1. Nhìn lại tuần một

  • Bạn đã bỏ lỡ điều gì trong tuần một, tại sao?
  • Bạn đã không bỏ lỡ điều gì trong tuần một và bạn có ngạc nhiên không?
  • Có điều gì ban đầu tưởng chừng khó khăn nhưng sau đó trở nên dễ dàng hay không?
  • Việc ghi chép nhật ký chi tiêu của bạn diễn ra như thế nào?
  • Hãy tính tổng chi tiêu và so sánh nó với các tuần trước đó, bạn thấy gì?

Bước 2. Điều bạn thật sự muốn sau mỗi hóa đơn là gì?

Hãy bắt đầu từ những khoản chi ở nhóm số 2 mà bạn ghi chép lại trong tuần một nhé.

Ví dụ, bạn muốn đi du lịch. Điều thật sự bạn cần khi quyết định đi du lịch là gì?

  • Trải nghiệm mới
  • Xả stress
  • Sự thích thú
  • Khám phá
  • Nghỉ ngơi
  • Những bức ảnh đẹp nghìn like trên MXH

Bước 3. Tự tạo một danh sách những thú vui thanh đạm của riêng mình

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày

Bạn hoàn toàn có thể có được những điều trên bằng các phương án không tốn kém hoặc ít tốn kém.

Ví dụ, thay vì đi du lịch để được nghỉ ngơi, xả stress, bạn cũng có thể chọn việc tắt điện thoại và tự thiết kế một buổi spa tại nhà một mình.

Nếu muốn bức ảnh 1000 like trên MXH thì còn cả tỉ cách, thậm chí bạn cũng có thể photoshop hoặc ghép ảnh đó.

Hoặc, thay vì đi du lịch để khám phá, bạn cũng có thể đọc sách hoặc xem vlog lại nhà.

Tất nhiên, đây chỉ là những lựa chọn thay thế, nhưng chúng có thể trì hoãn việc bạn phải chi tiêu vượt khả năng của bản thân ở nhiều thời điểm cần thiết, ví dụ như ngay lúc này.

Chúng ta gọi những phương án thay thế này là những thú vui thanh đạm. Trong cuốn sách, tại trang 101 – 103 sẽ gợi ý cho bạn danh sách 100 thú vui thanh đạm, hãy thử tham khảo nhé.

Bước 4. Lập bảng phân chia hạnh phúc

Khoản chiGiá trị nó đại diệnCảm xúc nó mang lạiPhương án thay thế/ thú vui thanh đạmGiảm trừ chi tiêuGiảm trừ chi tiêu theo năm
Shopping onlineXả stressVui vẻ, hiệu ứng FOMOĐọc một cuốn sách hay, xem show hài, xem phim lẻ…500k – 5 triệu/ tháng6 triệu – 60 triệu/ năm
LatteYêu thươngẤm ápMột chiếc cốc đặc biệt, một đôi dép lông đi trong nhà, một chiếc chăn ấm ở nơi làm việc45 nghìn đồng/ ngày16 triệu 425 nghìn đồng/ năm
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày – Bảng phân chia hạnh phúc

Giờ bạn hãy lập một bảng phân chia hạnh phúc của riêng mình nhé!

Hữu ích cho bạn: Hướng dẫn 4 bước lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả dành cho phụ nữ độc thân

Tuần 3. Chi tiêu dựa trên giá trị

“Giá trị của chúng ta có thể được thấy qua các hóa đơn mà ta thành toán” – Gloria Steinem

Sách: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày – tác giả Ashley Feinstein Gerstley.

Bước 1. Nhìn lại tuần qua

  • Bạn đã thử những nguyên tắc trải nghiệm của mình chưa? Chúng có mang lại niềm vui cho bạn không?
  • Bảng phân chia hạnh phúc của bạn thế nào rồi? Bạn có rút ra được gì từ các bài tập không?
  • Bạn có quyết định buông bỏ khoản chi nào không? Điều đó giúp bạn tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi năm?
  • Bạn có bỏ lỡ khoản chi nào bạn định buông bỏ tuần này không? Tại sao?
  • Nhìn chung, tuần Thanh lọc tài chính này thế nào?
  • Bạn có hoàn toàn tham gia và cam kết với việc Thanh lọc tài chính của mình không? Bạn có thể cải thiện như thế nào trong tuần tiếp theo?

Bước 2. Giá trị quan trọng nhất với cuộc sống của bạn?

Bạn có thể làm bài tập ở trang 146 để tìm ra giá trị quan trọng nhất với cuộc sống của mình. Từ những giá trị tìm được, bạn sẽ có cho mình thứ tự ưu tiên và nhìn mọi khoản chi bằng chi phí cơ hội khi xuống tiền cho khoản chi đó.

Liệu khoản chi đó có lấy đi cơ hội đạt được giá trị quan trọng nhất bạn muốn theo đuổi hay không? Đây sẽ là câu hỏi mang theo sự ám ảnh cũng như là lời nhắc giúp bạn sáng suốt hơn khi sử dụng tiền bạc.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày

Bước 3. Bạn sẽ chi tiêu như thế nào trong 7 ngày tới?

  • Khoản chi nào sẽ cần loại bỏ?
  • Thú vui thanh đạm nào sẽ được thêm vào?
  • Bảng phân chia hạnh phúc sẽ bổ sung những gì?

Hữu ích cho bạn: Vén màn bí mật thẻ tín dụng – 8 nguyên tắc sử dụng thẻ tín dụng.

Tuần 4. Làm giảm độc tố môi trường

Bước 1. Nhìn lại tuần qua

  • Bạn có sử dụng câu khẳng định giá trị để dẫn lối cho bất kỳ quyết định tài chính nào không?
  • Bạn có thể làm gì để luôn ghi nhớ tuyên bố khẳng định giá trị của mình?
  • Bạn có áp dụng chi phí cơ hội khi đưa ra bất kỳ quyết định nào trong tuần này không?
  • Nếu bạn thêm một nguyên tắc bất kỳ dựa trên giá trị, bạn cảm nhận thế nào?
  • Nếu bạn từ bỏ bất kỳ khoản chi nào không mang lại giá trị cho bạn, bạn có thấy nhớ nó không? Bạn cảm thấy thế nào?
  • Hãy điểm lại toàn bộ chi tiêu của bạn trong tuần qua. So với tuần một và tuân hai thì thế nào?

Bước 2. Viết ra 3 mục tiêu hàng đầu của bạn

Hãy viết xuống 3 mục tiêu hàng đầu của bạn ngay lúc này với phương pháp SMART. (Tìm hiểu thêm tại đây)

Một khi bạn đã viết những mục tiêu lớn nhất của bạn theo phương pháp SMART, chúng sẽ trở thành động lực cho mọi hành động tài chính của bạn.

Bước 3. Lập đội trong mơ của mình

Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thêm người bạn đồng hành cùng bạn trong hành trình thanh lọc tài chính và hướng tới mục tiêu của bạn.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày

Bạn có thể chia sẻ mục tiêu của mình cho bạn bè, người thân hoặc bạn trai của mình. Họ sẽ là những người giúp bạn tập trung vào mục tiêu của bản thân, cũng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong hành trình này. Hãy nói cho họ biết điều bạn muốn và lý do tại sao bạn muốn nó. Đồng thời đừng ngại chia sẻ kế hoạch thực hiện mục tiêu đó của bạn cho họ nhé, biết đâu bạn sẽ có thêm một vài gợi ý hoặc hỗ trợ tích cực từ họ đó.

Nếu bạn cảm thấy khó mở lời với những người quen, bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu của mình với Hương và Hương sẽ giúp đỡ và dõi theo hành trình tiến tới mục tiêu đó cùng bạn.

Bước 4. Làm giảm độc tố môi trường

Một trong những điều cản bước bạn đến với mục tiêu tài chính của mình đó chính là các mối quan hệ độc hại, điểm hẹn độc hại, ứng dụng độc hại, vật dụng độc hại… Hãy tìm cách tránh xa chúng, thậm chí là loại bỏ chúng.

Hương đã có phần chia sẻ vô cùng chi tiết về các cách loại bỏ những độc tố môi trường này tại cuốn Ebook Keep and More – Giữ tiền thông minh để có đồng tiền tích cực, hãy tải ebook về máy và thực hiện theo hướng dẫn của Hương nhé.

Hữu ích cho bạn:

Chào mừng đến với lối sống tiền bạc mới của bạn

“Khi chúng ta chi trả cho bản thân mình trước, chúng ta chính thức bắt đầu tiết kiệm được tiền.”

Sách: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày – tác giả Ashley Feinstein Gerstley.
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày

Hãy bắt đầu tiết kiệm bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Số tiền tiết kiệm đó sẽ đi đâu? Ví dụ: tài khoản tiết kiệm online
  • Bạn sẽ tiết kiệm bao nhiều? Ví dụ: 2 triệu/ tháng
  • Bạn sẽ tiết kiệm thường xuyên tới mức nào? Ví dụ: Mỗi lần nhận lương
  • Bạn cần làm gì để bắt đầu tiết kiệm? Ví dụ: Để tiết kiệm 2 triệu vào mỗi tháng, tôi cắt giảm việc uống trà sữa mỗi ngày thành 1 tuần 1 cốc.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn khi mở tài khoản tiết kiệm online đó là: Hãy tạo một tài khoản riêng biệt với tài khoản thanh toán hoặc tài khoản nhận lương, thậm chí hãy quên mật khẩu của tài khoản đó và đừng có tải internet banking với tài khoản tiết kiệm này.

Sự BẤT TIỆN đó sẽ giúp bạn giữ khoản tiết kiệm ở vị trí an toàn dài lâu đến bất ngờ đó.

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo các ứng dụng tích lũy tài chính uy tín sẵn có hiện nay như TOPI hoặc Infina.

Hương cũng sử dụng 2 ứng dụng này để bỏ tiền tích lũy của mình.

Đọc thêm:

10 cuốn sách về tài chính cá nhân nên đọc dành cho phụ nữ độc thân

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày

Ngoài cuốn sách Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày mà Hương vừa chia sẻ ở trên, dưới đây là những cuốn sách thú vị mà Hương khuyên bạn nên đọc thử:

  1. Ebook Keep and More – Giữ tiền thông minh để có đồng tiền tích cực
  2. Sách Dạy con làm giàu – Tập 1 (Mua TẠI ĐÂY)
  3. Sách Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng (Mua TẠI ĐÂY)
  4. Sách Tâm lý học về tiền (Mua TẠI ĐÂY)
  5. Sách Tiền không bao giờ là đủ (Mua TẠI ĐÂY)
  6. Sách Chiến tranh tiền tệ – Phần 1 (Mua TẠI ĐÂY)
  7. Sách Năng lượng của tiền (Mua TẠI ĐÂY)
  8. Sách Khởi đầu muộn màng – kết thúc giàu sang (Mua TẠI ĐÂY)
  9. Sách Tư duy về tiền bạc (Mua TẠI ĐÂY)
  10. Sách Quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ (Mua TẠI ĐÂY)

Tổng kết

Mỗi cuốn sách mở là thêm một cơ hội thu về những điều tích cực cho tài chính và cuộc sống của Hương. Trên đây là những lời khuyên thú vị mà Hương học được từ cuốn sách Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày này.

Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, Hương đã truyền đi năng lượng và cảm hứng học tập, đọc sách và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn dành cho bạn.

Nếu bạn có cuốn sách tài chính nào thú vị hãy kể lại cho Hương dưới phần bình luận nhé!

Chúc bạn một năm 2023 bình an, thịnh vượng!

Hữu ích cho bạn:

Đừng quên rằng…!

Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:

  • Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
  • Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
  • Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng

Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.

Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!

Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.


Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!

Hoặc,

Số tài khoản: 19037057180015
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương
Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.

Write a Comment