Chào bạn,
Bài viết hôm nay Hương sẽ chia sẻ đến cho bạn một phương pháp quản lý tiền bạc rất được yêu thích đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ độc thân – Phương pháp Kakeibo của người Nhật.
Phương pháp Kakeibo là gì?
Phương pháp Kakeibo có nghĩa là “sổ ghi chép chi tiêu tài chính”. Phương pháp này được xuất hiện vào năm 1904, bà Motoko Hani là người đã cho xuất bản trên tạp chí cuốn sổ chi tiêu đầu tiên thiết kế dành riêng cho các bà nội trợ Nhật Bản.
Sau này, phương pháp Kakeibo được chia sẻ rộng rãi trên khắp thế giới và trở thành một trong những phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Tham khảo thêm:
- Học cách tiết kiệm tiền bằng phương pháp phong bì
- Hướng dẫn quản lý chi tiêu với phương pháp 4 quỹ tài chính
Hướng dẫn áp dụng phương pháp Kakeibo
6 bước thực hiện phương pháp Kakeibo:
Bước 1. Chuẩn bị một cuốn sổ tay
Không phải 1 ứng dụng ghi chép chi tiêu, không phải một bảng excel mà là một cuốn số tay và bút viết. Tại sao vậy?
Mặc dù, Hương yêu thích những bảng excel với những công thức có sẵn những không thể phủ nhận ưu điểm vượt trội của việc ghi chép tay của phương pháp này.
Ghi chép tay sẽ khiến não bộ ghi nhớ và có tác động vật lý cũng như tâm lý rất rõ rệt mỗi cuối ngày ngồi xuống viết lại những khoản chi trong ngày. Sự không “thuận tiện” của việc ghi chép bằng tay chính là yếu tố có tác động rất lớn tới cảm nhận của bạn mỗi lần ghi xuống dãy số dài vào cuối ngày, khiến bạn “tỉnh giấc” ngay lập tức nếu đã lỡ bốc đồng mua sắm.
Bước 2. Ghi lại thu nhập & các chi tiêu cố định
Trang đầu tiên, Thống kê toàn bộ những khoản thu nhập trong tháng của bạn. Ví dụ như: tiền lương, tiền làm thêm, tiền hoa hồng, tiền thường, lãi đầu tư, tiền cho thuê nhà…
Sang trang tiếp theo, ghi chép đầy đủ các chi tiêu cố định hàng tháng. Ví dụ như: tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet, phí vệ sinh…
Hương đã có một bài hướng rất cực kỳ chi tiêu về việc ghi chép thu chi cá nhân như thế nào tại bài viết: 3 bước theo dõi thu chi cá nhân, do vậy tại bài viết này Hương sẽ không chia sẻ sâu hơn nữa nhé.
Đọc thêm: Có những loại thu nhập nào?
Bước 3. Ghi lại số tiền muốn tiết kiệm
Trang thứ ba, ghi lại số tiền bạn muốn tiết kiệm trong tháng là bao nhiêu? Hãy ghi rõ ràng vào trong sổ tay của bạn. Sau đó, lấy ra phần tiền đó, để riêng vào tài khoản tiết kiệm trước khi chi tiền cho những khoản chi khác trong tháng.
Hữu ích cho bạn:
- Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu sớm?
- Top ứng dụng gửi tiệt kiệm an toàn và sinh lời hiệu quả nhất hiện nay
Bước 4. Phân loại chi tiêu
Lập sang trang kế tiếp, bạn hãy ghi lại toàn bộ những chi tiêu hàng ngày của mình và phân loại chúng theo 3 nhóm như sau:
- Nhóm thiết yếu: Khoản chi CẦN THIẾT – BẮT BUỘC. Đây là những chi phí để duy trì cuộc sống cơ bản của bạn, nhất định phải chi, ví dụ như: tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền điện, tiền nước…
- Nhóm lãng phí: Các khoản chi KHÔNG CẦN THIẾT – KHÔNG BẮT BUỘC, có thể cắt giảm, lãng phí. Ví dụ như: shopping, nhậu nhẹt, thuốc lá, cafe sang chảnh…
- Nhóm nên chi: Nhóm này là những khoản chi CẦN THIẾT – KHÔNG BẮT BUỘC, nhưng mang tính đầu tư hoặc không phải những khoản chi lãng phí. Ví dụ như: mua khóa học, mua sách, đăng ký thẻ tập Gym, mừng đám cưới, chu cấp cho bố mẹ …
Hướng dẫn chi tiết tại: Phân loại chi tiêu cá nhân theo 3 nhóm
Đăng ký nhận Ebook quản lý tài chính cá nhân dành cho phụ nữ độc thân miễn phí TẠI ĐÂY
Bước 5. Xây dựng cam kết tài chính của tháng
Sau một lần thực hiện đánh giá chi tiêu hàng tháng, bạn hãy tạo ra một cam kết cho tháng kế tiếp. Chúng có thể là:
- Giảm chi phí mua sắm quần áo
- Giảm chi tiêu cho đồ ăn vặt
- Giảm chi tiêu cho shopping
- Kiếm việc làm thêm gia tăng thu nhập
- Học thêm 1 kỹ năng mới để kiếm tiền
- Tìm nhà cung cấp gas rẻ hơn
- Tìm nhà cung cấp internet giá cả tốt hơn
- …
Bước 6. Tổng kết chi tiêu tháng
Hãy tự hỏi bản thân 4 câu hỏi sau để đánh giá chi tiêu tháng của mình:
- Bạn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền trong tháng này chưa?
- Bạn đã tiêu quá nhiều tiền vào các khoản nào?
- Bạn có thể tiết kiệm hơn không?
- Bạn có thể cải thiện những tháng tiếp theo bằng cách nào?
Sau khi hoàn thành xong 4 câu hỏi trên, bạn có thể tiếp tục lại vòng lặp của mình về bước 2.
Rất đơn giản phải không!
Đọc thêm: 10 mẹo tiết kiệm tiền cho phụ nữ độc thân
Bí quyết để sử dụng phương pháp Kakeibo thành công
Dưới đây là 4 bí quyết giúp bạn áp dụng phương pháp Kakeibo thành công:
1. Kiên trì ghi chép chi tiêu hằng ngày
Bạn có thể đặt nhắc nhở trên điện thoại để đảm bảo thực hiện việc ghi chép chi tiêu hằng ngày. Hoặc bạn có thể dành một khung giờ cố định cho hoạt động này và ghi chép cẩn thân.
2. Chú trọng chi phí trong thực phẩm
Đây là lĩnh vực phát sinh thường xuyên nhất, thậm chí có thể phát sinh hằng ngày. Tuy nhiên với một cô gái độc thân thì con số phát sinh mỗi lần cũng không quá nhiều, do vậy có thể bạn sẽ vô tình bỏ quên một vài khoản chi lặt vặt khi ghi chép chi tiêu hằng ngày.
Có 2 cách bạn có thể ghi chép những khoản này:
Cách 1. Nếu bạn thường xuyên nấu ăn tại nhà
Bạn có thể chia các nhóm ghi chép thành:
- Thịt cá
- Đồ khô
- Rau củ
- Hoa quả
- Gia vị
Cách 2. Nếu bạn thường xuyên ăn ngoài
Bạn có thể chia các nhóm ghi chép thành:
- Ăn uống thông thường (các bữa ăn chính sáng – trưa – tối)
- Ăn vặt
- Tiệc tùng
Từ đó việc phân chia như vậy, bạn có thể theo dõi chi tiêu sát sao hơn và bạn cũng dễ dàng cắt giảm những khoản không cần thiết khi cần.
3. Kết hợp phương pháp quản lý tiền bằng phong bì
Bằng cách sử dụng những chiếc phong bì với những mục đích khác nhau, bạn sẽ dễ dàng quản lý tiền của mình ở những nhu cầu đó ở một giới hạn định sẵn. Từ đó, bạn sẽ khó có thể “gian lận” hoặc tiêu vượt ngân sách khi số tiền trong phong bì đó hết đi.
Hữu ích cho bạn: Học cách tiết kiệm tiền bằng phương pháp phong bì
4. Không coi thường những đồng tiền lẻ
Những đồng tiền lẻ nhỏ bé khi ở riêng lẻ nhưng khi “tích tiểu thành đại” thì sức mạnh chúng mang đến lại vô cùng lớn. Do vậy, những đồng tiền 1 nghìn, 2 nghìn bạn thường vứt bừa bãi trong túi quần, kệ sách, hộp trang điểm, hộc bàn hay trong nhà tắm… hãy cho chúng vào 1 chiếc lọ.
Sau một thời gian, bạn sẽ bất ngờ với số tiền lẻ bạn tích lũy đó.
5. Chi tiêu khoa học hơn
Một vài điều sẽ giúp bạn chi tiêu khoa học hơn:
- Không quyết định mua ngay mà hãy suy nghĩ lại trong vòng 24 hoặc thậm chí là 72 giờ để cân nhắc.
- Đừng bị thu hút bởi những “dịp đại hạ giá”.
- Thường xuyên kiểm tra số dư trong ví hoặc trong tài khoản ngân hàng.
- Thay đổi những môi trường khiến bạn phải tiêu nhiều tiền.
- Dùng tiền mặt để dễ kiểm soát chi tiêu hơn.
Đánh giá phương pháp Kakeibo
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân nào cũng có mặt ưu và nhược, Phương pháp Kakeibo cũng không nằm ngoài số đó.
Ưu điểm của phương pháp Kakeibo
Tính chi tiết, tỉ mỉ của phương pháp Kakeibo này xuất phát từ nguồn gốc của nó – đất nước Nhật Bản, phụ nữ Nhật Bản.
Một phương pháp chi tiết, tỉ mẩn từ dụng cụ ghi chép, đến các bước ghi chép và phương pháp sử dụng. Nó rất phù hợp với những người thích sự chậm rãi, nhẹ nhàng và kín đáo. Nếu bạn kiên nhẫn với phương pháp này, bạn sẽ rất bất ngờ với những gì tìm thấy khi theo dõi tình hình tài chính cá nhân của mình đó.
Bởi tất cá những chi tiết, dù là nhỏ nhất trong cuộc sống sẽ được ghi chép chi tiết trong chính bản kê chi tiêu của bạn.
Nhược điểm của phương pháp Kakeibo
Tính chi tiết, tỉ mỉ của phương pháp Kakaibo vừa là ưu điểm cũng chính là nhược điểm của nó. Dường như nó sẽ cần sự chú tâm và kiên trì rất lớn từ người thực hiện. Bởi vậy, với một người thiếu tính kiên nhẫn thì đây chắc chắn là một thách thức lớn. Hương chính là ví dụ sống cho trường hợp này.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những điểm nổi bật của phương pháp quản lý tài chính cá nhân này. Cho nên chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi chúng là cải tiến phương pháp này để khiến chúng trở nên đơn và thuận tiện hơn.
Do vậy, chắc chắn bạn sẽ muốn tham khảo phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân với 4 quỹ tài chính mà Hương từng chi sẽ rất chi tiết trong cuốn Ebook Keep and More cũng như trong bài viết trước đây tại Blog Phụ Nữ Tự Do.
Hữu ích cho bạn: Hướng dẫn quản lý chi tiêu với phương pháp 4 quỹ tài chính
Tổng kết
Trên đây chính là phương pháp quản lý tiền bạc nổi tiếng của người Nhật – Phương pháp Kakeibo. Hi vọng với bài viết này đã giúp bạn có thêm một kiến thức tài chính mới hữu ích, giúp bạn quản lý tài chính cá nhân của mình hiệu quả hơn.
Hữu ích cho bạn:
- 5 Bí kíp thắt chặt chi tiêu thời “bão giá”
- Tất tần tất về gửi tích lũy tại Infina – Ứng dụng gửi tích lũy hàng đầu tại Việt Nam
Đừng quên rằng…!
Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:
- Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
- Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
- Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng
Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.
Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!
Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.
Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!
Hoặc,
Số tài khoản: 19037057180015
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương
Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.
Phương pháp Kakeibo có nghĩa là “sổ ghi chép chi tiêu tài chính”. Phương pháp này được xuất hiện vào năm 1904, bà Motoko Hani là người đã cho xuất bản trên tạp chí cuốn sổ chi tiêu đầu tiên thiết kế dành riêng cho các bà nội trợ Nhật Bản.
Sau này, phương pháp Kakeibo được chia sẻ rộng rãi trên khắp thế giới và trở thành một trong những phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Bạn thích phương pháp này chứ?