Chào cô gái,
Một trong những cách nâng cao kiến thức tài chính tốt nhất đó là đọc sách tài chính. Như từng chia sẻ ở một bài viết review sách “Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng” cách đây không lâu, Hương đã lập ra dành sách 10 cuốn sách về tài chính sẽ đọc trong năm 2022 và hứa sẽ review lần lượt chúng.
Hôm này Hương sẽ Review cho bạn cuốn sách Tâm lý học về tiền – tác giả Morgan Housel mà Hương đã hoàn thành xong chiều này.
Có rất nhiều sự thật bất ngờ được Morgan Housel “khui hộp” được chia sẻ trong cuốn sách này. Để Hương kể cho bạn nghe về chúng nhé!
20+ Sự thật về tiền bạc được chia sẻ trong sách Tâm lý học về tiền
Có lẽ Hương nên chia nhỏ nội dung ra để bạn không bị choáng ngớp trước những thông tin này.
Sự thật được chia sẻ trong sách Tâm lý học về tiền – Phần 1
1. Khả năng kiểm soát thời gian là khoản cổ tức cao nhất mà tiền bạc mang lại.
2. Dạng thức cao nhất của sự giàu có đó là khả năng thức dậy vào mỗi sáng và nói: Tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn vào ngày hôm nay.
3. Khi bạn nhìn một ai đó lái chiếc xe sang trọng, bạn hiếm khi nghĩ, “Chà, người lái xe kia thật ngầu.” Thay vào đó, bạn nghĩ “Chà, nếu tôi có chiếc xe đó thì mọi người sẽ nghĩ rằng tôi ngầu lắm đây.”. Vô thức hay không, đây là cách mọi người suy nghĩ. Có một nghịch lý ở đây: mọi người thường sở hữu tài sản để gửi đi thông điệp đến những người khác rằng họ nên được yêu mến và ngưỡng mộ. Nhưng trên thực tế những người khác thường bỏ qua việc ngưỡng mộ bạn, không phải bởi vì họ không nghĩ sự giàu có đáng ngưỡng mộ, mà bởi vì họ sử dụng sự giàu có của bạn là thước đi cho khát khao được yêu mến và ngưỡng mộ của chính họ.
4. “Con có thể sẽ nghĩ rằng con muốn một chiếc ô tô đắt tiền, một chiếc đồng hồ xa xỉ, và một căn nhà lớn. Nhưng để cha nói cho con nghe, thực tế không phải vậy. Điều con muốn là sự tôn trọng và ngưỡng mộ đến từ những người khác, và con nghĩ rằng việc sở hữu những món đồ đắt giá sẽ mang lại điều đó. Nó hầu như không bao giờ là thật – đặc biệt là từ những người mà con muốn tôn trọng và ngưỡng mộ con.”
5. Tiêu tiền để khoe mẽ với người khác là cách nhanh nhất để làm vơi đi túi tiền của bạn.
Sự thật được chia sẻ trong sách Tâm lý học về tiền – Phần 2
6. Phần lớn mọi người nói rằng họ muốn trở thành một triệu phú, điều họ có lẽ đang thực sự muốn đó là, “Tôi muốn được tiêu một triệu đô la.”
7. Kiếm tiền yêu cầu phải chấp nhận rủi ro, lạc quan, và lao mình vào thị trường. Nhưng giữ tiền lại yêu cầu điều ngược lại so với chấp nhận rủi ro. Nó yêu cầu sự khiêm nhường và nỗi sợ rằng những gì bạn đã kiếm được có thể bị tước đi trong chớp mắt.
8. Lên kế hoạch cho việc quan trọng, nhưng phần quan trọng nhất của mỗi kế hoạch đó là lên kế hoạch cho trường hợp kế hoạch không đi theo đúng kế hoạch.
9. Tiết kiệm mà không có mục tiêu chi tiền trao cho bạn các lựa chọn và sự linh hoạt, khả năng chờ đợi và cơ hội để nắm lấy. Nó trao cho bạn thời gian để suy nghĩ. Nó để bạn thay đổi kế hoạch theo ý muốn. Mọi khoản tiết kiệm đều giống như giành lấy một điểm trong tương lai lẽ ra đã thuộc sở hữu của một ai đó khác và trao nó lại cho chính bản thân bạn.
10. Phần quan trọng nhất trong kế hoạch đó là lên kế hoạch dự phòng khi kế hoạch không diễn ra theo đúng kế hoạch.
Sự thật được chia sẻ trong sách Tâm lý học về tiền – Phần 3
11. Điểm thất bại lớn nhất của tiền bạc là sự phụ thuộc duy nhất vào một nguồn tiền để tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng trong ngắn hạn mà không có bất cứ khoản tiết kiệm nào để tạo ra một khoảng cách giữa những khoản chi tiêu mà bạn nghĩ tới trong hiện tại và tương lai.
12. Một giả thuyết hỗ trợ cho lĩnh vực tâm lý học đó là mọi người đều là những nhà tiên tri tồi cho phiên bản tương lai của chính họ.
13. Mọi thứ đều có giá của nó nhưng không phải cái giá nào cũng xuất hiện trên nhãn mác.
14. Mọi công việc đều trông dễ dàng khi bạn không phải là người thực hiện nó bởi vì những thách thức vô hình mà người trong đấu trường phải đối mắt thường vô hình đối với những người đứng trong đám đông.
15. Cái giá của việc đầu tư thành công không đến ngay lập tức. Nó không phải là một nhãn giá mà bạn có thể nhìn thấy, vì thế khi hóa đơn đến hạn nó không có cảm giác giống như một mức phí để có được thứ gì đó tốt đẹp. Nó giống như một mức phát vì đã làm gì đó sai trái. Và mắc dù mọi người nhìn chung đều chấp nhận trả phí, các mức phạt lại thường bị tránh né. Bạn lẽ ra phải đưa ra các quyết định nhằm ngăn chặn và tránh được mức phạt.
Sự thật được chia sẻ trong sách Tâm lý học về tiền – Phần 4
16. Phần lớn việc tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt là ở những nước đã phát triển, đều bị thúc đẩy bởi xã hội: tác động nhỏ nhẹ bởi những người bạn ngưỡng mộ, và được thực hiện bởi bạn có đôi chút muốn người khác ngưỡng mộ bạn.
17. Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự tích lũy, mà điều này lại luôn mất thời gian. Sự hủy diệt được thúc đẩy bởi những điểm thất bại đơn lẻ, mà điều này có thể xảy ra trong tích tắc, và sự mất tự tin có thể xảy ra trong chớp mắt.
18. Tiết kiệm tiền là khoảng trống giữa cái tôi và mức thu nhập của bạn, và của cải là điều bạn không thấy được. Vì thế của cải được tạo ra bằng cách hạn chế những gì mà bạn có thể mua được ngày hôm nay nhằm có được nhiều thứ hoặc nhiều lựa chọn hơn trong tương lai. Dù bạn có kiếm được bao nhiêu tiền, bạn sẽ không bao giờ xây dựng được của cải trừ khi bạn có thể đậy nắp lên chiếc lọ chứa niềm vui mà bạn có được với số tiền bạn sở hữu lúc này, hôm nay.
19. Quản lý tiền bạc của bạn theo cách giúp bạn ngủ ngon mỗi tối.
20. Hãy tốt bụng và bớt khoe khoang đi. Không ai thấy ấn tượng với những gì bạn có nhiều như chính bản thân bạn đâu. Bạn có thể nghĩ bạn muốn một chiếc xe hơi sang chảnh hoặc một chiếc đồng hồ đắt tiền. Những điều mà bạn có lẽ thực sự muốn là sự tôn trọng và ngưỡng mộ. Và bạn dễ có được những điều đó qua sự tốt bụng và khiêm nhường hơn là mã lực và hợp chất crom.
21. Hai chủ đề ảnh hưởng đến tất cả mọi người dù bạn có quan tâm đến chúng hay không; đó là sức khỏe và tiền bạc.
Những bài học Hương tâm đắc trong sách Tâm lý học về tiền – tác giả Morgan Housel
Quả thực trong 20 chương sách với tổng cộng 387 trang, đã có rất nhiều bài học, lý thuyết, quan điểm, kiến thức về tiền rất hãy, rất hữu ích. Nhưng Hương không thể liệt kê hết chúng ở đây, cũng không thể phân tích hết những điều giá trị ấy trong một bài viết này.
Tuy nhiên, có 3 bài học Hương nhận được từ cuốn sách Tâm lý học về tiền mà Hương cực kỳ tâm đắc và quyết định sẽ chia sẻ kỹ hơn cho bạn trong bài viết này.
Đó là:
Bài học số 1. Dạng thức cao nhất của sự giàu có là…?
Hương đặc biệt yêu thích và vô cùng đồng ý với nhận định:
“Dạng thức cao nhất của sự giàu có đó là khả năng thức dậy vào mỗi sáng và nói: Tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn vào ngày hôm nay.“
Trích sách Tâm lý học về tiền – Tác giả Morgan Housel
Hương tin đây là một nhận định đúng đắn, đặc biệt với một người yêu thích cuộc sống tự do và làm chủ tài chính như Hương.
Có thể, rất nhiều lần trong quá khứ chúng ta phải đứng trước những sự lựa chọn, và hầu hết trong số những quyết định đó đều bị sự chi phối ít nhiều từ tiền bạc. Giống như là:
- Chọn Vietjet hay Vietnamairline?
- Chọn taxi hay xe buýt?
- Chọn xe ga hay xe số?
- Chọn nhà hàng 5 sao hay quán cơm vỉa hè?
- Chọn đi làm hay du lịch?
- Chọn việc làm lương cao hay đam mê trong nghèo khó?
- Chọn làm thuê hãy làm chủ?
- Chọn ổn định hay tự do?
- Chọn nhẫn nhịn bị sai khiến hay đứng ra nói lên tiếng nói bên trong mình?
- Chọn độc thân hay lấy chồng?
- Chọn đi học hay đi làm?
- Chọn học trong nước hay du học?
- Chọn giá rẻ hay chất lượng?
- ….
Tất cả những lựa chọn đó đều rất quen thuộc phải không? Sẽ ra sao nếu bạn sở hữu 1 triệu đô la và chọn lựa lại?
Liệu bạn còn quyết định như lúc ban đầu không? Nếu tiền bạc không còn là vấn đề với bạn, thì bạn sẽ làm gì vào hôm nay?
Hương cho rằng, nhận định này cũng có thể dùng để định nghĩa cho cột mốc Tự do tài chính mà chúng ta đã từng bạn luận rất kỹ trông series Hành trình tự do tài chính tại Blog Phụ Nữ Tự Do trước đó.
Đây cũng là mục tiêu mà chúng ta đang cùng nhau theo đuổi, được sống cuộc đời mình muốn. Sống với đam mê, sống với niềm yêu thích, sống với quyền chủ động.
Từ này, chúng ta sẽ cùng theo đuổi dạng thực cao nhất của sự giàu có này nhé các cô gái!
Đọc thêm:
Bài học số 2. Tiêu tiền để khoe mẽ với người khác là cách nhanh nhất để làm vơi đi túi tiền của bạn
- Mua vì bắt trend
- Mua vì ghen tị
- Mua vì sợ thua kém
- Mua vì thể diện
- Mua vì sợ sự đánh giá của người khác
- Mua vì …
Đã bao nhiêu lần bạn bạn tiêu tiền để khoe mẽ với người khác? Thật khó để thừa nhận điều này, càng khó hơn khi đếm có bao nhiêu lần bạn làm điều đó.
Những khoản tiền kéo dài ở cột chi tiêu LÃNG PHÍ mỗi tháng của bạn chính là con số thống kê rõ ràng và chính xác nhất. Thật tiếc vì chúng ta đã từng “nông cạn” như vậy. Bởi hậu quả luôn là do chính ta phải chịu lấy.
Ước gì có ai đó luôn ở bên để giữ cho ta phần lý trí mạnh mẽ, để ta không còn bị cảm xúc bốc đồng, ngớ ngẩn kia chi phối nữa.
Hương từng chia sẻ quan điểm của mình về điều này trong bài viết: 2 khái niệm bí mật ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen mua hàng của phụ nữ.
Tại đó, bạn sẽ bắt gặp những hành vi mua hàng với những lý do vô cùng ngớ ngẩn, chỉ là sau khi đã xuống tiền xong rồi, ta mới bất ngờ nhận ra. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi mua hàng bốc đồng ấy chính là vì sự đánh giá của người khác.
- Chỉ vì sự đánh giá ấy, bạn sẵn sàng nhịn ăn nhịn mặc để sở hữu bằng được chiếc iphone đời mới nhất.
- Chỉ vì sự đánh giá ấy, bạn sẵn sàng quẹt hết nửa tháng lương cho quần áo, váy vóc, mỹ phẩm bắt trend.
- Chỉ vì sự đánh giá ấy, bạn sẵn sàng lờ đi việc cần gửi tiết kiệm hằng tháng vào quỹ dự phòng và đầu tư.
- Chỉ vì sự đánh giá ấy, bạn sẵn sàng vay nợ, trả góp để đi du lịch hạng sang
- Chỉ vì sự đánh giá ấy, bạn sẵn sàng lờ đi niềm hạnh phúc bạn hằng mong muốn nằm sâu bên trong chính mình.
- Chỉ vì sự đánh giá ấy, bạn từ từ đánh mất bản thân, trở thành phiên bản thứ 2 của một ai đó.
- ….
“Tiêu tiền để khoe mẽ với người khác là cách nhanh nhất để làm vơi đi túi tiền của bạn.”
Trích sách Tâm lý học về tiền – Tác giả Morgan Housel
Hữu ích không thể bỏ qua:
- Hướng dẫn theo dõi thu chi cá nhân theo 3 bước đơn giản
- Lập kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân với 4 quỹ tài chính
Bài học số 3. Mọi thứ đều có cái giá của nó
Sự thật ai cũng biết nhưng lại vờ quên đi:
“Mọi thứ đều có giá của nó nhưng không phải cái giá nào cũng xuất hiện trên nhãn mác.”
Trích sách Tâm lý học về tiền – Tác giả Morgan Housel
Không nói đâu xa, chính những bài viết trên Blog Phụ Nữ Tự Do, những tập Podcast, cuốn Ebook Keep and More, khóa học 30 NGÀY THAY ĐỔI cũng mang một cái giá không gắn mác. Cái giá để mang đến những bài viết chất lượng, mẹo hay chi tiêu, kiến thức tài chính, bài học giá trị:
- Những thất bại trong quá khứ về quản lý tài chính cá nhân
- Những khoản chi lãng phí, bốc đồng trong quá khứ
- Những ngày dài bế tắc với tiền bạc
- Những rắc rối tài chính từng vướng phải
- Lần buộc thôi việc của vài năm trước
- Khoản tiết kiệm ít ỏi dần cạn kiệt
- Những lần đầu tư thất bại
- Lần giãn cách, giảm lương thời kỳ Covid – 19
- Những tai nạn, chấn thương
- Những ngày thức khuya nghiên cứu tài liệu
- Những đêm muộn hì hụi viết bài
- Khoản tiền bỏ ra để mua sách tài chính, khóa học đầu tư
- …
Có những cái giá không được tính bằng số tiền mà được tính bằng tuổi trẻ, nỗi đau, số lần thất bại, số thời gian từng lãng phí, số cơ hội bị bỏ lỡ…
Chúng là những cái giá không được ghi trên nhãn mác, nhưng chúng luôn tồn tại. Trên đời này quả thật không có gì tự nhiên có được, bao gồm cả may mắn. Tất cả chúng đều được vun đắp và tích lũy từ rất lâu trước đó mà ta vô tình không nhận ra.
“Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự tích lũy, mà điều này lại luôn mất thời gian. Sự hủy diệt được thúc đẩy bởi những điểm thất bại đơn lẻ, mà điều này có thể xảy ra trong tích tắc, và sự mất tự tin có thể xảy ra trong chớp mắt.“
Trích sách Tâm lý học về tiền – Tác giả Morgan Housel
10 cuốn sách tài chính cá nhân sẽ được hoàn thành trong 2022
Hương đã tự lập danh sách 10 cuốn sách Hương sẽ đọc trong 2022 này. Và để lời cam kết này có tính ảnh hưởng hơn, Hương quyết định tiết lộ với bạn về 10 cuốn sách đó ngay tại bài viết này.
- Sách Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân – Phương pháp 9 bước để đạt được tự do tài chính (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Người phụ nữ giàu (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Vì sao chúng tôi muốn bạn giàu (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Tiền đẻ ra tiền (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Tiền khôn tiền dại ở tay người dùng (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Tâm lý học về tiền (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Khởi đầu muộn màng – kết thúc giàu sang (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Tư duy về tiền bạc (Mua TẠI ĐÂY)
- Sách Quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ (Mua TẠI ĐÂY)
Bạn có cuốn sách nào hay muốn gợi ý cho Hương không? Để lại comment ở phía dưới nhé!
Tổng kết
Mỗi một cuốn sách mở ra đều giúp Hương cộng thêm kiến thức mới cho mình, mở ra góc nhìn mới, giải pháp mới cho cuộc sống của Hương.
Trên đây là những bài học, những ghi chú và đúc rút mà Hương tâm đắc khi đọc cuốn sách Tâm lý học về tiền – tác giả Morgan Housel.
Hi vọng rằng bài viết này đã truyền cảm hứng học tập, đọc sách và chủ động quản lý tài chính cá nhân cho các chị em phụ nữ.
Hữu ích dành cho bạn:
- Muốn rủng rỉnh tiền tiết kiệm, hãy áp dụng ngay phương pháp này!
- Top 5 app gửi tiền tiết kiệm online an toàn và sinh lời hiệu quả nhất hiện nay!
Chúc chị em một tuần đầy sức sống!
Đừng quên rằng…!
Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:
- Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
- Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
- Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng
Thì khóa học: 30 NGAY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.
Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!
Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.
Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!
Hoặc,
Số tài khoản: 19037057180015
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương
Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.
Bạn có thích cuốn sách này không? Hãy để lại comment của mình tại đây nhé!