Chào cô gái,
Nếu bạn muốn biết câu trả lời cho câu hỏi:
- Số tiền mua chiếc nhẫn đó có thể mua được gì?
- Tiết kiệm hay kiếm thêm mới là sáng suốt?
- Nghỉ hưu phải chăng là ngưng làm việc?
- Tôi có nên học làm sang?
- Như thế nào là một ngày cuối tuần tuyệt vời?
- Nhiều con và ít con, cái nào tốn chi phí hơn?
- Trồng cây, nuôi gà là cách giúp phụ nữ tiết kiệm ư?
- Từ thiện để làm gì?
- Thế nào mới gọi là đầu tư?
- Có nhiều hơn liệu có hạnh phúc hơn?
… thì 10 chương sách từ cuốn Tiền không bao giờ là đủ – tác giả Laura Vanderkam sẽ cho bạn biết câu trả lời.
Cùng xem chúng ta có thể học được bài học gì từ cuốn sách này nhé!
Tiền không bao giờ là đủ – Laura Vanderkam
Cuốn sách này dành cho những người muốn tỉnh táo trước những lựa chọn tài chính của mình. Nó dành cho những người muốn suy nghĩ và lập kế hoạch cho tương lai. Những người muốn biết xem người ta kiếm tiền và chi tiêu như thế nào ở hiện tại cũng như trong quá khứ. Chúng ta làm thế nào để cải thiện được những thói quen đó của mình để chúng ngày một tốt hơn.
Cuốn sách chia thành 3 phần chính:
Phần 1 – Tiền không bao giờ là đủ
Phần này mang đến cho bạn những ý tưởng về việc kiếm tiền nhưng đừng tiết kiệm, quá chắt bóp chi li. Thay vào đó hãy xem xét đến việc vận dụng tài năng của mình để kiếm được thêm nhiều tiền hơn.
Phần 2 – Tiền không bao giờ là đủ
Gợi ý vài hướng dẫn về cách tiêu tiền giúp bạn thêm hài lòng hơn với những gì mình có.
Phần 3 – Tiền không bao giờ là đủ
Sẽ là phần dành cho sự chia sẻ tiền bạc của mình với những người hoặc những việc khiến bạn cảm thấy hạnh phúc cũng như tân dụng tối đa giá trị của đồng tiền.
5 bài học ý nghĩa về tiền từ cuốn sách Tiền không bao giờ là đủ
Quyền năng của tiền không nằm ở những con số, mà ở những gì nó mang lại.
1. Chiếc nhẫn kim cương đánh đổi cho điều gì?
Người ta thường gắn biểu tượng nhẫn kim cương với lòng chung thủy của đàn ông, điều này thực chất là một chiêu trò của các nhà tiếp thị kim cương khi mà kim cương khai thác nhiều những sản lượng tiêu thụ quá thấp.
Họ nghĩ ra rằng, họ cần dựng nên 1 niềm tin mãnh liệt trong lòng các cô gái rằng, một chiếc nhẫn đắt tiền, 1 khoản tiền lớn sẽ khiến người đàn ông nghiêm túc hơn trong mối quan hệ gắn kết.
Và rồi sau đó, nhẫn kim cương dần trở thành biểu tượng tình yêu vĩnh cửu của chàng trai dành cho người phụ nữ của mình. Không chỉ thế, các cặp đôi sẵn sàng chi rất mạnh tiền cho việc tổ chức hôn lễ
- Trung bình, người ta cần bỏ ra 5.392 USD để sở hữu một chiếc nhẫn đính hôn. Với số tiền đó, họ có thể thuê người trông trẻ với giá 50 USD/ đêm trong suốt 107 đêm. Nhờ đó họ có thể có thời gian cho nhau hay chở nhau đi dạo
- 12.124 USD dành cho địa điểm tổ chức hôn lễ có thể trang trải dịch vụ dọn dẹp nhà cửa ở mức 100 USD với tần suất 2 lần/ tuần trong suốt 5 năm.
- Con số 1.988 USD chi trả chho dịch vụ hoa và trang trí tiệc cưới có thể dùng để mua 198 bó hoa trị giá 10 USD hàng tháng trong suốt 16,5 năm liên tục.
Cách hay nhất để vượt qua những con số đầy lý trí nhưng sử dụng một cách đầy cảm tính đó là bạn cần có một cuốn số nhật ký chi tiêu.
Tham khảo thêm: Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày
Hãy ghi lại cách khoản chi – mục đích chi – số tiền chi – cảm giác khoản chi đó mang lại.
Bạn sẽ không chỉ nhận ra có nhiều khoản chi không phải để phục vụ cảm giác hạnh phúc của bạn mà để làm vừa lòng những người xung quanh, thậm chí bạn đang bị họ thao túng để thực hiện khoản chi đó. Không chỉ thế, bạn còn nhận ra có nhiều phương án thay thế ít tốn kém hơn nhưng có thể mang cảm giác tương tự cho bạn.
Ví dụ:
- Bạn mua một chiếc túi bắt trend trên shopee để không thua kém cô đồng nghiệp về độ bắt kịp xu hướng. Nhưng nếu bạn nỗ lực làm việc, bạn không chỉ có cơ hội thăng tiến, thành công mà số tiền bạn thu về còn có thể mua hẳn 1 chiếc túi hiệu đáng giá.
- Bạn ăn vặt để giảm căng thẳng và loại bỏ cảm giác “buồn miệng” nhưng bạn có thể lựa chọn thay thế đồ ăn vặt thiếu dinh dưỡng kia bằng 1 ly nước ép cà chua vừa có tác dụng trắng da, chống lão hoa vừa giúp bạn lấy lại tinh thần.
Hãy nhìn lại ngân sách của mình, và tự hỏi bạn có thể làm gì với nó? Bạn có những sự lựa chọn nào? Hãy nghĩ về những số tiền bạn bỏ ra để mua được “chiếc nhãn kim cương” có thể giúp gì cho bạn trong tương lai?
Điều đó đáng giá hơn rất nhiều với niềm vui phù phiếm, bốc đồng chỉ để theo đuổi cho bằng được thứ người khác có nhưng không mang lại hạnh phúc thật sự cho bạn.
Tiền không bao giờ là đủ để bạn chạy theo giấc mơ của người khác.
2. Đừng tiết kiệm, hãy kiếm thêm
Bạn có thể hình dung đơn giản như thế này: Tiết kiệm là phòng thủ, kiếm thêm là tấn công. Bạn đang ở thế phòng thủ hay tấn công?
Ở đây Hương không khuyên bạn thế nào tốt hơn, nhưng nếu bạn không nằm trong một trong 2 thế này, vậy thì bạn nên bắt đầu lo lắng đi.
Đại đa số chúng ta được khuyên rằng, hãy dùng 1 phần của chiếc bánh và phần còn lại hãy cất vào tủ. Chúng ta rất ít khi nhận được lời khuyên hãy khiến chiếc bánh to ra và chúng ta sẽ dùng được lâu dài hơn. Tại sao lại vậy?
Đơn giản vì việc tiết kiệm nghe có vẻ dễ chịu hơn là kiếm thêm. Kiếm thêm bạn cần nhiều nỗ lực hơn, nhiều kiên trì hơn, rèn luyện nhiều hơn, bỏ nhiều công sức hơn. Mà con người thương có xu thế làm điều dễ dàng.
Thật không may, tiết kiệm không phải điều dễ dàng nhất trong cách sự lựa chọn. Lựa chọn dễ dàng hơn là làm tới đâu dùng tới đó, thậm chí “cà” thẻ tín dụng, vay nợ còn dễ dàng hơn như thế rất nhiều.
Trong rất nhiều bài viết, tôi thường chia các cách giúp bạn tiết kiệm. Thế nhưng tôi luôn nhấn mạnh rằng, tiết kiệm không chỉ phục vụ cho chỉ 1 mục đích tiết kiệm mà còn để đầu tư ngắn và dài hạn.
Chính khoản tiền tiết kiệm được dùng vào việc đầu tư là cách gia tăng thu nhập không ngoan. Khoản tiết kiệm còn lại vừa phục vụ cho các tình huống khẩn cấp, vừa là cách giúp bạn lý trí hơn trong cách tiêu tiền.
Hữu ích với bạn:
Phương án tốt nhất để kiếm thêm thu nhập là tự rèn luyện tư duy thành một doanh nhân. Hãy trả lời 3 câu hỏi:
- Tôi có kỹ năng gì hay tôi có thể học kỹ năng nào mà tôi thích?
- Tôi có thể kiếm tiền bằng kỹ năng nào trong đó?
- Làm thế nào để gặp được những người sẵn sàng trả tiền cho tôi để làm những công việc đó?
Bằng cách đầu tư vào bản thân, bạn sẽ mở rộng thu nhập của mình.
Hữu ích cho bạn:
- 3 loại thu nhập – Bí mật mà nhà trường không dạy cho bạn
- Cách tạo kênh Blog: ngon – bổ – rẻ dành cho phụ nữ độc thân
3. Hãy nghĩ lại về việc nghỉ hưu
Khi nghĩ về nghỉ hưu, hầu hết mọi người đều hình dung đó là những tháng ngày an nhàn, thảnh thơi thậm chí có chút tẻ nhạt ở tuổi về già.
Chúng ta được định hình từ nhiều thế hệ rằng nghỉ hưu là trạng thái ngừng làm việc ở độ tuổi 60 – 65 (theo luật lao động Việt Nam). Và điều này đòi hỏi họ phải có 1 khoản tiền tích lũy đủ lớn để chi tiêu cho đến lúc lìa đời, hoặc có con cháu phụng dưỡng.
Chính điều này, khiến cho những cô gái chọn độc thân, hoặc chưa lấy chồng sau tuổi 25 trở thành một mối lo lớn với phụ huynh. Ở Việt Nam, nhưng cô gái như chúng ta, gần 30 tuổi chưa chồng là một điều gì đó rất “đáng thương” trong mắt mọi người.
Họ sẽ phân tích cho bạn rằng, nếu về già bạn sẽ sống cô đơn, buồn bã thậm chí là nghèo khổ, bệnh tật mà không được ai giúp đỡ.
Nhưng nếu mọi người nhìn việc nghỉ hưu theo một góc nhìn khác, thì câu chuyện lúc này sẽ sáng sủa hơn rất nhiều.
Khi nghỉ hưu, bạn có thể làm bất cứ việc gì mình mong muốn và phần lớn trong số đó là điều bạn thích và mang lại rất nhiều ý nghĩa tinh thần cho bạn, thậm chí là thử thách và tiền bạc.
Chừng nào bạn ở trạng thái có thể tự do từ chối những việc bạn không thích làm, không muốn làm và có thể thoải mái lựa chọn những việc có nhiều ý nghĩa hơn với bạn thì khi đó bạn đang trong trạng thái “nghỉ hữu”.
Và bạn hoàn toàn có thể đạt được trạng thái từ khi còn rất trẻ: 20, 30 , 35 tuổi…
Hữu ích cho bạn:
4. Ngày cuối tuần tuyệt vời nhất
Một điều kỳ lạ rằng chúng ta thường “buông xuôi” bản thân vào đúng ngày cuối tuần. Cho mình 1 lười biếng, cho bản thân buông thả, quên mất mục tiêu tài chính và kỷ luật bản thân.
Bạn mặc nhiên tin rằng, ngày Chủ Nhật là ngày tái tạo năng lượng cho một tuần mới và vì thế bạn cần tiêu nhiều tiền hơn vào ngày cuối tuần.
Và vì thế, bạn tiêu tiền bằng sự cảm tính không kiểm soát, rồi đến cuối ngày bạn chợt nhận thấy mình đã tiêu quá nhiều cho các hoạt động hoặc món đồ “phù phiếm” mà bạn hoàn toàn có nhiều hơn 1 cách thay thế chúng. Bạn bước vào ngày thứ 2 với sự hoang mang, thấp thỏm và đôi chút hối hận. Một tuần mới bỗng dài ra và vô cùng uể oải.
Vậy hãy thử tận hưởng cuối tuần theo cách mới bằng cách lựa chọn 2-3 hoạt động sau nhé:
- Spa tại nhà
- Dưỡng tóc chuyên sâu tại nhà
- Tẩy da chết và ủ dưỡng da body tại nhà
- Trông thêm hoa hoặc rau trong vườn nhà
- Đọc một cuốn sách
- Sắp xếp và phân loại lại tủ quần áo
- Đi dạo công viên
- Đi cafe sách
- Viết nhật ký
- Lập kế hoạch rèn luyện một thói quen mới
- Thử làm món bánh mới học trên mạng
- Tìm kiếm công thức nước ép cho tuần mới
- Nấu một bữa ngon tại nhà theo công thức sáng tạo của bạn
- …
Còn điều gì bạn muốn bổ sung vào danh sách không?
5. Đừng dùng tiền để mô phỏng sự giàu có nữa
Này cô gái, đây không phải lần đầu tiên Hương khuyên bạn điều này: Hãy dừng việc mua những món đồ bạn không muốn để làm hài lòng những người bạn không thích. Đừng dùng tiền để mô phỏng sự giàu có trong khi nợ tín dụng còn chưa trả hết, trong tay nắm nhiều tiêu sản thay vì tài sản.
Đọc thêm: Tài sản và tiêu sản – Bí mật tư duy giàu có
- Thôi mua chiếc váy đó vì không muốn thua kém cô bạn đồng nghiệp ở công ty
- Thôi lên đời điện thoại chỉ vì nó thật hợp mốt
- Thôi săn sale shopee vì tin rằng mình sẽ bỏ lỡ cơ hội giá hời
- Thôi sưu tầm những món đồ đắt đỏ chỉ để ngắm mà hóa đơn thẻ tín dụng lại quá nặng vai
- Thôi mở rộng ngôi nhà khi bạn chẳng có tài sản gì gồng gánh
- Thôi mở gói phòng tập chỉ để checkin vài buổi rồi xếp xó
Bạn không cần làm thể để tỏ ra hạnh phúc và đáng ngưỡng mộ. Chỉ có bạn mới biết những điều đó khiến bạn trả giá bằng những điều gì..
- Bằng những ngày ăn uống không chất lượng
- Bằng những hóa đơn dài bất tận
- Bằng những đêm mất ngủ, thao thức
- Bằng rất nhiều những trải nghiệm và cơ hội tự do tài chính trong tương lai
Chúng có thật sự xứng đáng?
Tôi tin là bạn có nhiều hơn 1 cách để có cuộc sống đáng ngưỡng mộ thay vì mô phỏng sự giàu có – thứ mà bạn không thật sự thuộc về.
Đánh giá chúng về cuốn sách Tiền không bao giờ là đủ
Một cuốn sách với góc nhìn và cách tiếp cận các vấn đề khá mới mẻ. Muốn sách không chia sẻ bí quyết kiếm tiền hay hướng dẫn bạn thoát khỏi nợ nần. Thay vào đó, cuốn sách này giúp bạn thay đổi quan niệm về bản chất của tiền: sử dụng nó một cách sáng tạo để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân, mọi người xung quanh và cả xã hội.
Tiền không bao giờ là đủ – hé lộ những sự thật hiển nhiên nhưng sẽ khiến bạn ngỡ ngàng về cách tiêu tiền. Hi vọng cuốn sách tài chính này sẽ mang tới cho bạn một góc nhìn tích cực hơn về cuộc sống và những kiến thức tài chính quý báu để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.
Hữu ích cho bạn:
- Review sách: Dạy con làm giàu – 3 bài học đắt giá KHÔNG THỂ BỎ QUA
- Hướng dẫn gửi tích lũy TOPI dành cho người mới bắt đầu
Đừng quên rằng…!
Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:
- Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
- Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
- Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng
Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.
Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!
Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.
Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!
Hoặc,
Số tài khoản: 19037057180015
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương